TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN RA SỨC THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG NĂM 2024
PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN BÙI VĂN VĂN LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THÁO GỠ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA In trang
17/07/2024 04:21 CH

             Chiều ngày 16/7/2024, đồng chí Bùi Văn Văn - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan và các xã, thị trấn để trao đổi, tháo gỡ một số khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa.

2024716Hoinghi.png

          Theo đó, triển khai Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND huyện huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là sự hưởng ứng tích cực của người dân; cùng với đó là liên kết, hợp tác chặt chẽ với Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt trong việc hỗ trợ nguồn vốn trả chậm và hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cho người dân... nên bước đầu Đề án đạt kết quả khá tốt, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, cho khai thác sữa với sản lượng, chất lượng được đánh giá tốt. Cụ thể, qua 2 năm triển khai, đến nay toàn huyện có 26 hộ dân tham gia nuôi bò sữa với tổng đàn là gần 500 con, trong đó có gần 300 con bò sữa giống được nhập về trong năm 2022, năm 2023 và gần 200 con bê cái được sinh ra. Trong tổng đàn bò sữa nhập về thì đã có hơn 270 con cho khai thác sữa để bán với tổng sản lượng bình quân mỗi ngày đạt hơn 6,2 tấn sữa, doanh thu tiền bán sữa trong ngày đạt trên 90 triệu đồng. 

            Tuy nhiên, qua thực tế nuôi đã phát sinh một số khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đàn bò cũng như năng suất, chất lượng sữa. Đó là, bệnh viêm móng, viêm vú bò bắt đầu xuất hiện; việc phối giống cho bò gặp nhiều khó khăn và có những con phải thực hiện nhiều lần mới đậu thai gây tốn kém chi phí cho nông hộ...

2024716Hoinghi2.png

2024716Hoinghi3.png

           Vì vậy, tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục. Trong đó nguyên nhân chủ yếu được xác định là một số nông hộ tự điều chỉnh, thay đổi, cắt giảm khẩu phần thức ăn cho đàn bò so với được hướng dẫn, khuyến cáo; không sử dụng nguồn cám, nguồn thức ăn ủ chu ngô sinh khối của Đà Lạt Milk cung cấp; một số nông hộ chưa thực sự bám sát, theo dõi kỹ lưỡng đàn bò… Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là trong những tháng mùa khô vừa qua thời tiết nắng, nóng kéo dài cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn bò.

              Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng kiến nghị Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt, các tổ chức tín dụng khoanh nợ, giãn nợ cho những nông hộ có bò bị chết hoặc bò bị bệnh; đồng thời phản ánh giá cám của Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt cung cấp chênh lệch cao hơn so với thị trường…

2024716Hoinghi4.png

          Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Văn - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tập trung, chú trọng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò sữa; tăng cường công tác phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn với các địa phương và doanh nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ đàn bò; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thú y cơ sở… Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Văn cũng mong muốn các nông hộ cần chăm sóc đàn bò theo đúng kỹ thuật được hưỡng dẫn, đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát; nhất là cung cấp đảm bảo khẩu phần ăn về lượng và chất cho đàn bò theo đúng giai đoạn sinh trưởng được hướng dẫn, khuyến cáo; có như vậy đàn bò mới sinh trưởng, phát triển tốt, cho khai thác sữa đạt sản lượng cao nhất và có khả năng kháng bệnh tốt nhất.

                                                                             Mai Lan

Nguồn(p): cattien.lamdong.gov.vn

Lượt xem: 175

 

Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001908294
  •  Đang online: 150
  •  Trong tuần: 10.893
  •  Trong tháng: 71.312
  •  Trong năm: 868.997